Baseafood, Vinamilk, Elovi, Tigifood… đưa nông sản sang thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam như: Baseafood, Vinamilk, Elovi, Tigifood… sẽ đưa nông sản Việt Nam sang thị trường tỷ dân thông qua chương trình Giao dịch thương mại tại Nam Ninh và Côn Minh, Trung Quốc từ 10 – 13/6/2019.

40 doanh nghiệp và 11 tỉnh, thành phố Việt Nam sẽ trực tiếp xúc tiến xuất khẩu nông sản, thực phẩm… sang thị trường Trung Quốc từ 10-13/6/2019.

Từ ngày 10 – 13/6/2019, 40 doanh nghiệp và các cơ quan quản lý ngành Công thương, cùng 11 tỉnh, thành phố phía Bắc sẽ tham gia đoàn Giao dịch thương mại, xúc tiến xuất khẩu sang thị trường tỷ dân, với 2 điểm đến quan trọng tại Nam Ninh (Quảng Tây) và Côn Minh (Vân Nam), Trung Quốc.

Đây là hoạt động thuộc Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2019 do Bộ Công thương chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại trực tiếp thực hiện.

Chương trình xúc tiến thương mại cũng là hoạt động triển khai nội dung Bản ghi nhớ Hợp tác phát triển thương mại giữa Cục Xúc tiến thương mại, 12 Sở Công thương các tỉnh, thành phố phía Bắc của Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ký ngày 13/7/2018 tại Hội nghị kết nối xúc tiến xuất, nhập khẩu nông sản, trái cây và thủy sản năm 2018 tổ chức tại tỉnh Lào Cai.

Chương trình nhằm triển khai các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ, dệt may…

Qua đó, quảng bá thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường và mở rộng kinh doanh sang thị trường Trung Quốc nói chung và với hai địa phương Trung Quốc giáp biên với Việt Nam nói riêng là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam.

Đoàn xúc tiến thương mại nông sản gồm 40 doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh/thành phố của Việt Nam. Trong số này, có nhiều doanh nghiệp tên tuổi của ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam như: Baseafood, Vinamilk, Elovi, Tigifood, Tập đoàn Liên Việt, Friesland Campina Việt Nam, Thực phẩm Tân An… cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sang Trung Quốc..

Các mặt hàng do các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đưa sang Trung Quốc quảng bá, giao thương, kết nối với các đối tác nhập khẩu tiềm năng Trung Quốc trong khuôn khổ đoàn xúc tiến gồm: nông sản (chè, cà phê, hạt điều, mắc ca, gạo, ngô, sắn, rau quả, mật ong…), thủy sản, thực phẩm chế biến (sữa, tinh nghệ, khô dầu dừa…), tinh dầu, sản phẩm cao su, mỹ phẩm thiên nhiên, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ các loại… Trong số này, các mặt hàng nông sản, thực phẩm chiếm tới hơn 80%.

Theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), đây là đoàn giao dịch thương mại nông sản Việt Nam sang Trung Quốc thực hiện các chương trình giao thương, xúc tiến xuất khẩu có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, được Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Sở Thương mại Quảng Tây và Sở Thương mại Vân Nam (Trung Quốc) đồng tổ chức.

Vào ngày 10/6/2019, tại Quảng Tây và Vân Nam, Đoàn sẽ tổ chức Hội nghị giao thương doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc; Khảo sát quy trình vận hành và làm việc với Trung tâm giao dịch hàng nông sản Nam Ninh vào ngày 11/6/2019; Tham dự và giao dịch tại Triển lãm hàng hóa và Diễn đàn Đầu tư – Thương mại Nam Á, Đông Nam Á 2019 tại Côn Minh ngày 12/6/2019; Tổ chức Hội nghị phát triển thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam) kết hợp Chương trình giao thương ngày 13/6/2019.

Bên cạnh đó, đoàn cũng sẽ tìm hiểu xu hướng tiêu dùng và nhu cầu thị trường Trung Quốc tại Chợ hoa quả và hàng tiêu dùng Côn Minh, Trung tâm Logistic đông lạnh quốc tế ASEAN –Vân Nam…

Thương mại Việt Nam – Quảng Tây luôn chiếm tỷ trọng trên 1/4 tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc. Năm 2018, quy mô thương mại giữa các địa phương Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đạt 26,73 tỷ USD, tăng 7,96% so với năm 2017.

Đối với tỉnh Vân Nam, kim ngạch thương mại hai chiều giữa các địa phương của Việt Nam và Vân Nam đạt trên 4,15 tỷ USD năm 2018, tăng 13% so với năm 2017 và còn rất nhiều dư địa phát triển.

Về tổng thể, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản, thủy sản Việt Nam, đứng thứ nhất trong TOP 6 thị trường xuất khẩu lớn. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc giảm 5,5% nhưng vẫn đạt 7,26 tỷ USD, riêng rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2,8 tỷ USD, gạo gần 700 triệu USD, cá ngừ xấp xỉ 1 tỷ USD…

Nguồn: Báo Đầu tư

Nguồn tin: Báo Đầu tư

Tin khác

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ thông xe đường Đỗ Mười kéo dài

Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More