Chiều 7/10 đã diễn ra Chương trình đối thoại với báo chí về chủ đề “Kinh tế tuần hoàn – Từ góc nhìn quốc tế đến tiềm năng triển khai tại Việt Nam”.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI): Nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của khối truyền thông – báo chí trong việc nâng cao và thay đổi nhận thức của toàn xã hội, giúp sớm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, năm 2018, VBCSD-VCCI đã thành lập mạng lưới báo chí về phát triển bền vững (PTBV) và tổ chức các khóa tập huấn liên quan dành riêng cho các cơ quan truyền thông.
Năm 2019, cùng với chương trình bình chọn các tác phẩm báo chí viết về doanh nghiệp phát triển bền vững, VBCSD- VCCI phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam tiếp tục tổ chức chương trình đối thoại với báo chí về chủ đề “Kinh tế tuần hoàn – Từ góc nhìn quốc tế đến tiềm năng triển khai tại Việt Nam”.
Thông qua sự kiện, nhằm hỗ trợ các phóng viên, nhà báo tác nghiệp hiệu quả hơn thông qua việc hiểu đúng, hiểu rõ về những nguyên lý cơ bản về mô hình kinh tế tuần hoàn, các thách thức, cơ hội khi triển khai kinh tế tuần hoàn; Giới thiệu những thông lệ tốt đang được triển khai tại Phần Lan – quốc gia tiên phong trong mô hình kinh tế tuần hoàn; giúp các phóng viên đối thoại trực tiếp cùng đại diện các Bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và chuyên gia quốc tế về thực tiễn triển khai và xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; giới thiệu đến các phóng viên, nhà báo mô hình dự án theo định hướng kinh tế tuần hoàn thông qua đi thăm thực địa dự án thử nghiệm sử dụng rác thải nhựa để tái chế làm đường giao thông tại Hải Phòng.
“Cơ hội phát triển bền vững mở ra cho DN nhiều cơ hội lớn, trong đó nền kinh tế tuần hoàn mở ra mỗi năm 45.000 tỷ USD. Chúng ta vẫn phải đấu tranh giữa kinh doanh, đầu tư và sản xuất với bảo vệ môi trường. Nền kinh tế tuần hoàn sẽ giải quyết tốt sự xung đột này. Nền kinh tế phi rác thải và bảo vệ môi trường sẽ khuyến khích các DN đưa ra các công nghệ sáng tạo, đầu tư để đưa ra công nghệ tốt và hóa thân vào mô hình kinh doanh. Đó là nhiệm vụ của DN” – Tổng thư ký VCCI Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh.
Năm 2019 Thủ tướng kêu gọi xử lý rác thải nhựa. Theo đánh giá của thế giới, Việt Nam có lượng rác thải nhựa rất lớn, hơn 8 triệu tấn – đứng thứ 4 trong khu vực. Nếu không có biện pháp năm 2020 các rác thải sẽ nhiều hơn cá đang bơi. Kinh tế tuần hoàn chính là lời giải cho bài toán khó khăn này.
Tại cuộc họp của Liên Hợp quốc tuần trước tại New York, kinh tế tuần hoàn là một trong những chủ đề được bàn thảo nhiều. Đã đến lúc nói ít hơn làm nhiều hơn, DN cần hành động nhiều hơn nhằm hoàn thành chương trình nghị sự 2030.
Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Kari Kahiluoto thông tin, hai nước tập trung vào việc tạo ra mối hệ thống kết nối, tăng sử dụng nhiên liệu tái tạo… Chính phủ Phần Lan gần đây trong chương trình phát triển 4 năm tới, xác định đến 2035 là nền cacbon trung tính. Quỹ độc lập của Phần Lan được thành lập khi 50 tuổi, với sự hỗ trợ của Quốc hội Phần Lan ra đời để giải quyết bài toán này.
Chuyên gia cao cấp về kinh tế tuần hoàn (Sitra) Ernesto Hartikainen chia sẻ, chúng tôi có nhiều dự án phục vụ đời sống cộng đồng và nền kinh tế bền vững. Bãi biển rất đẹp nhưng hiện nay bãi biển đang đối mặt với nhiều rác thải nhựa, rác thải ngập tràn trên khắp các bãi biển trên thế giới, nhiều đồ vật trở thành rác thải.
Ở EU, nếu nói ô tô, giao thông đang là vấn đề nhức nhối trong các quốc gia phát triển nhanh. Phần lớn ô tô đứng yên trong các bãi xe, văn phòng đa số 60% bỏ trống… Nếu tiếp tục duy trì thế này đến 2080 vật liệu sẽ tăng gấp đôi như kim loại, nhiên liệu hóa thạch, sinh khối đều tăng gấp đôi.
“Chúng ta cần hướng tới nền kinh tế đảm bảo trung tính về cacbon. Rác thải chủ yếu đến từ sản xuất hàng ngày. Mô hình tuyến tính chúng ta đã quen nên có nhiều hậu quả với môi trường. Thay vào đó cần sử dụng nền kinh tế tuần hoàn, đảm bảo vật liệu được sản xuất và sử dụng sau đó tái sử dụng, hết vòng đời vẫn được tái tạo” – vị này nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, mô hình khác, một hệ thống sản xuất từ thiết kế đã tính tới tái tạo sẽ tạo ra hiệu quả hơn, đảm bảo các sản phẩm được sử dụng lâu nhất có thể, đưa chúng trở lại chu trình sản xuất có vòng đời dài hơn, dễ tái chế, dễ sửa chữa. Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ đơn giản là tái chế song nó vẫn đánh mất nhiều giá trị. Nếu vứt đi thì lãng phí. Mà cần chú ý tới một nền kinh tế không chỉ sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà cần vận hành trên nguyên liệu tái tạo, sau đó lan truyền, nhân rộng tạo sinh khối tốt hơn, sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn.
Vị này dẫn dụ, như với nông nghiệp, từ sản xuất ra gạo có thể sử dụng phế phẩm để tạo vật liệu mới hay không? Kinh tế tuần hoàn có giá trị kinh tế vô cùng lớn. Đến 2030, lợi ích dòng khoảng 600 tỷ USD. Nền kinh tế tuần hoàn ở Phần Lan thu hút cả khu vực tư và công. Năm 2016, Phần Lan tập hợp các bộ, ngành, DN tập hợp lại xây dựng lộ trình. Khi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp, đều cho ra nhiều chất thải có thể sử dụng để chế tạo nguyên liệu thô khác…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 101/QĐ-TTg chủ trương đầu…
Chiều 14/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Chiều 14/1, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đánh giá kết…
Chiều 14/1, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết…
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 14/11, đồng chí Đỗ Mạnh…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 14/1/2025 chủ trương…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More