Sáng 31/10, tại UBND quận Lê Chân diễn ra chương trình tọa đàm “Giá trị lịch sử – văn hóa của Di tích Đền Tam Kỳ đối với người dân thành phố Hải Phòng”. Tham dự chương trình có đồng chí Hoàng Văn Kể – nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật thành phố, lãnh đạo quận Lê Chân và các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan.
Đền Tam Kỳ, thuộc phường Cát Dài, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, hướng nhìn ra ngã ba sông, có từ rất lâu đời. Trước đây, đền thu hút các thương nhân, từ những người buôn bán lớn đến người buôn bán nhỏ; từ người Việt đến người nước ngoài; từ người buôn bán trên đất liền đến người buôn tàu, bán bè… đến dâng hương lễ bái vào các dịp lễ tết, ngày rằm, mùng một.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, thực dân Pháp quay trở lại hòng tái chiếm nước ta; khoảng cuối năm 1946, nơi đây đã xảy ra một cuộc đụng độ giữa lính Pháp và lực lượng của ta. Pháp đã huy động thủy lực, không quân, máy bay ném bom nát cả cầu Quay và khu vực xung quanh, trong đó có đền Tam Kỳ nằm cạnh. Đến khoảng đầu những năm 1950 ngôi đền tiếp tục được trùng tu khôi phục lại.
Nhà sử học Ngô Đăng Lợi thông tin về quá trình hình thành đền cổ Tam Kỳ
Trải qua thời gian, cùng với việc mở mang, kiến thiết và phát triển thành phố theo hướng hội nhập, thân thiện “xanh – văn minh – hiện đại”, đã có nhiều thay đổi từ tên đất, tên làng; từ hình dáng, kiểu cách kiến trúc, bài trí của đền thờ, đến cả cư dân sinh sống… cũng thay đổi. Song vẫn có những thứ không thay đổi, qua trăm năm vẫn còn nguyên giá trị đó là những tên gọi thân quen ăn sâu vào tiềm thức, trở thành những giá trị văn hóa của cộng đồng nhân dân quận Lê Chân và thành phố Hải Phòng như cái tên: Đập Tam Kỳ, Đền Tam Kỳ, thậm chí với nhiều người cao tuổi còn là bến Tam Kỳ…
Đến cuối năm 2017, hàng trăm hộ dân của phường Cát Dài, quận Lê Chân, trong đó có rất nhiều hộ dân đã sinh sống nhiều đời quanh khu vực đền Tam Kỳ đã thực hiện giải phóng mặt bằng, di dời đến nơi ở mới. Đầu năm 2018, khi dự án Công viên cây xanh Tam Bạc hoàn thành, dải trung tâm thành phố được nối dài lung linh, mềm mại, sự tồn tại của ngôi đền như một điểm nhấn vẽ thêm độ dài về thời gian và khắc thêm nét sâu về các giá trị văn hóa truyền thống của thành phố cảng.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Phạm Tiến Du – Phó Chủ tịch UBND quận Lê Chân mong muốn được tiếp nhận các báo cáo, bài viết, ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, cùng toàn thể đại biểu tham dự để làm rõ các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của đền Tam Kỳ, đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để quận Lê Chân tiến hành lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền công nhận đền Tam Kỳ là di tích lịch sử – văn hóa các cấp.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi, cung cấp thông tin về quá trình hình thành; phân tích các giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế; đồng thời khẳng định đây là di tích tín ngưỡng dân gian cần bảo tồn và phát huy của người dân thành phố.
V.H.N – haiphong.gov.vn 31/10/2018
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (gọi tắt là Cảng Hoàng Diệu) thông báo…
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More