Đô thị

Bảo tồn, khai thác vốn biệt thự tại Hải Phòng: Giữ “nét duyên” trong bức tranh đô thị

Hơn 300 biệt thự kiểu Pháp ở Hải Phòng có tuổi đời hàng trăm năm. Trong đó, hơn 100 kiến trúc độc đáo và ý nghĩa lịch sử qua thời gian được đưa vào danh sách cần bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Những ngôi biệt thự ấy góp thêm nét độc đáo, duyên dáng trong bức tranh đô thị đất Cảng.

Mỗi biệt thự – một “cuộc đời”

Trụ sở của Ủy ban Đoàn kết công giáo Hải Phòng trên phố Hoàng Văn Thụ (quận Hồng Bàng) vốn là căn biệt thự của một bác sĩ người Pháp. Người trông coi căn biệt thự ấy kể rằng, vị bác sĩ ấy cùng gia đình sinh sống, gắn bó với căn biệt thự và góc phố Đinh Tiên Hoàng và Hoàng Văn Thụ như những người dân Hải Phòng. Sau này, khi người Pháp rời đi, căn biệt thự được chính quyền thành phố thu hồi và trở thành trụ sở của văn phòng Ủy ban Đoàn kết công giáo thành phố. Phòng khách ngày trước của vị bác sĩ nay trở thành phòng khách của trụ sở Ủy ban đoàn kết công giáo. Các căn phòng khác tùy theo diện tích được dùng vào các hoạt động cơ bản của công tác văn phòng.

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải Phòng nay…
…trước đây là Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc. Ảnh: Phạm Tuệ.

Cũng như vậy, trụ sở cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố từng là biệt thự riêng của một doanh nhân người Pháp. Cụ Lê Nghiêm, nguyên Phó chủ tịch Hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng khi còn sống từng kể nhiều câu chuyện liên quan đến ngôi biệt thự ở số 51 phố Điện Biên Phủ này. Theo cụ Nghiêm, đây là nhà riêng của chủ hãng buôn người Pháp tên là Vidry (Vi- đờ-ri). Còn hội trường của cơ quan này tại số 56 phố Điện Biên Phủ là của một người Pháp tên là Ekuter (Ê- quy-tê). Hai ngôi biệt thự này hiện đều là trụ sở của Ủy ban MTTQ thành phố với những kiến trúc nguyên bản được gìn giữ từ khi xây dựng. Cùng với đó, biệt thự của Bảo Đại vị hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn – là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Hải Phòng. Ngôi biệt thự nằm trên địa bàn khu 2 Đồ Sơn vốn là biệt thự riêng được Toàn quyền Đông Dương Pasquier xây từ năm 1928, sau đó tặng lại vua Bảo Đại. Sau khi miền Bắc được giải phóng, ngôi nhà được giao Bộ Quốc phòng quản lý. Kiến trúc nguyên thủy bị chiến tranh tàn phá và xuống cấp. Một thời gian sau đó, Bộ Quốc phòng bàn giao cho Công ty Du lịch Hải Phòng, nay là Công ty cổ phần Khách sạn Du lịch Đồ Sơn quản lý và có hướng phục chế, đưa vào sử dụng biệt thự như một điểm đến đón du khách và khách sạn, nhà hàng cao cấp phục vụ khách có nhu cầu.

Gìn giữ, bảo tồn và khai thác

Trụ sở của Ủy ban Đoàn kết công giáo Hải Phòng trên phố Hoàng Văn Thụ (quận Hồng Bàng) vốn là căn biệt thự của một bác sĩ người Pháp. Người trông coi căn biệt thự ấy kể rằng, vị bác sĩ ấy cùng gia đình sinh sống, gắn bó với căn biệt thự và góc phố Đinh Tiên Hoàng và Hoàng Văn Thụ như những người dân Hải Phòng. Sau này, khi người Pháp rời đi, căn biệt thự được chính quyền thành phố thu hồi và trở thành trụ sở của văn phòng Ủy ban Đoàn kết công giáo thành phố. Phòng khách ngày trước của vị bác sĩ nay trở thành phòng khách của trụ sở Ủy ban đoàn kết công giáo. Các căn phòng khác tùy theo diện tích được dùng vào các hoạt động cơ bản của công tác văn phòng. Cũng như vậy, trụ sở cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố từng là biệt thự riêng của một doanh nhân người Pháp. Cụ Lê Nghiêm, nguyên Phó chủ tịch Hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng khi còn sống từng kể nhiều câu chuyện liên quan đến ngôi biệt thự ở số 51 phố Điện Biên Phủ này. Theo cụ Nghiêm, đây là nhà riêng của chủ hãng buôn người Pháp tên là Vidry (Vi- đờ-ri). Còn hội trường của cơ quan này tại số 56 phố Điện Biên Phủ là của một người Pháp tên là Ekuter (Ê- quy-tê). Hai ngôi biệt thự này hiện đều là trụ sở của Ủy ban MTTQ thành phố với những kiến trúc nguyên bản được gìn giữ từ khi xây dựng. Cùng với đó, biệt thự của Bảo Đại vị hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn –là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Hải Phòng. Ngôi biệt thự nằm trên địa bàn khu 2 Đồ Sơn vốn là biệt thự riêng được Toàn quyền Đông Dương Pasquier xây từ năm 1928, sau đó tặng lại vua Bảo Đại. Sau khi miền Bắc được giải phóng, ngôi nhà được giao Bộ Quốc phòng quản lý. Kiến trúc nguyên thủy bị chiến tranh tàn phá và xuống cấp. Một thời gian sau đó, Bộ Quốc phòng bàn giao cho Công ty Du lịch Hải Phòng, nay là Công ty cổ phần Khách sạn Du lịch Đồ Sơn quản lý và có hướng phục chế, đưa vào sử dụng biệt thự như một điểm đến đón du khách và khách sạn, nhà hàng cao cấp phục vụ khách có nhu cầu.

Trong số 360 di tích được xếp hạng cấp thành phố tính đến tháng 9-2017, có nhiều kiến trúc Pháp cổ trong đó có Trường tiểu học Minh Khai, Bưu điện thành phố, Nhà máy Xi măng, Nhà máy cơ khí Duyên Hải, Trụ sở Nông nghiệp, Ga Hải Phòng, Nhà 1A Bệnh viện Việt Tiệp… Tuy nhiên, theo Đề án 7860 của UBND thành phố ngày 9-11-2017 về việc công trợ kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp thành phố giai đoạn 2018-2025, danh sách các di tích được duyệt chủ yếu là đền, chùa, đình, miếu… Chỉ có một số kiến trúc cổ được đưa vào kế hoạch đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị trong đó có Trường tiểu học Minh Khai, Đề lao Hải Phòng, Nhà số 2 phố Tôn Đản (phường Phạm Hồng Thái, quận Hồng Bàng), Kho xăng ở phường Vạn Sơn (quận Đồ Sơn)… Đề án 7860 lưu ý tới những di tích kiến trúc đô thị có giá trị lịch sử văn hóa. Theo đó, mỗi di tích được công trợ bình quân 300 triệu đồng để tôn tạo nhằm nổi bật giá trị và tạo cảnh quan môi trường hài hòa với di tích đó. Cùng việc bảo tồn, gìn giữ và tôn tạo, nếu những câu chuyện về “cuộc đời” các biệt thự này được khai thác, sử dụng trong phần thuyết minh của các hướng dẫn viên du lịch, chắc chắn du khách yêu mến Hải Phòng sẽ rất thích thú. Mặt khác, các trường học có thể tổ chức những tiết học ngoại khóa ngay trên địa bàn nội thành trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị đặt tại các ngôi biệt thự cổ để giáo dục lịch sử. Qua những tiết học này, học sinh sẽ có thêm nhiều kiến thức về một giai đoạn lịch sử của thành phố. Đó cũng là một cách gìn giữ, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa kiểu này. Bởi đây chính là một phần di sản kiến trúc của Hải Phòng.

Theo thông tin từ Hội Kiến trúc sư thành phố, trên địa bàn Hải Phòng hiện có hơn 300 biệt thự kiểu Pháp. Trong đó, có hơn 100 kiến trúc được đưa vào danh sách đề nghị bảo vệ và gìn giữ. Một số kiến trúc được lưu ý đặc biệt như Ga Hải Phòng, trụ sở nhà băng Năm Sao (nay là trụ sở Ngân hàng Vietinbank) trên ngã tư Điện Biên Phủ và Trần Phú, trụ sở Ngân hàng Nhà nước, Bưu điện Hải Phòng, trụ sở Ngân hàng Pháp – Hoa (nay là Bảo tàng Hải Phòng), trụ sở Thành Đoàn Hải Phòng…

Linh Linh

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More