Lúc 13h ngày 1-8, tâm bão trên đất liền phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển các tỉnh Thái Bình, Nghệ An khoảng 450km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10.
Hiện tại bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến chiều 2-8, tâm bão ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của bão nên ở vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 3-4 mét, biển động rất mạnh.
Ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 3-4 mét, biển động rất mạnh.
Ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm huyện đảo Phú Quý) có gió tây nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng biển cao 2-4 mét.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với hoàn lưu của bão số 2 nên từ nay đến đêm 2-8, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt, có nơi trên 500mm/đợt.
Trong chiều và đêm nay nay, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có mưa vừa, có nơi mưa to và dông với lượng mưa phổ biến 20-50mm/đợt, có nơi trên 70mm/đợt.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên từ nay đến đêm mai, ở Tây Nguyên và Nam Bộ (bao gồm cả huyện đảo Phú Quốc) có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt.
Riêng khu vực Bắc Tây Nguyên 200-300mm/đợt, có nơi trên 350mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Tại cuộc họp sáng 1-8, ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết một điểm đặc biệt của cơn bão này là có hoàn lưu bán kính rộng, mắt bão nhìn không rõ nên rất khó xác định vị trí trung tâm.
Đảm bảo cách ly an toàn cho ngư dân vào bờ trú áp thấp nhiệt đới
Ngày 1-8, ông Nguyễn Văn Phương, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan đảm bảo việc đón ngư dân đến từ các tỉnh có dịch COVID-19 vào bờ biển tránh trú bão.
Tỉnh đã lên phương án ban đầu cho ngư dân ở lại trên thuyền neo đậu ở khu vực biển an toàn, ít sóng gió.
Nếu trường hợp biển động mạnh do ảnh hưởng của áp thấp mạnh lên thành bão, các đồn biên phòng, địa phương phải chuẩn bị khu cách ly đưa các ngư dân lên tránh trú, đảm bảo an toàn, không lây lan dịch bệnh.
Hiện tại các nơi đóng quân, tiếp nhận ngư dân khu vực biển đều được trang bị khẩu trang miễn phí để cấp phát cho ngư dân lúc tàu cập bờ. Lực lượng y tế cũng đã được yêu cầu sẵn sàng phục vụ các điểm cách ly này.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, đến sáng 1-8 tỉnh này đã kêu gọi gần 2.000 tàu thuyền trên biển vào bờ.
NHẬT LINH
LÊ PHAN – CHÍ TUỆ
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More