Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm vẫn là chủ đề rất nóng, nhận được sự quan tâm và phản hồi của bạn đọc Báo Lao Động mấy hôm nay. Đặc biệt là trả lời của ông Nguyễn Xuân Thủy, cán bộ phòng Quản lý nghiệp vụ Bồi thường PVI Hà Nội liên quan đến nhiều ý kiến của người dân cho rằng, họ không nhận được quyền lợi từ bảo hiểm dân sự bắt buộc đối với xe máy.
Ông Nguyễn Xuân Thủy nói rằng: “Những vụ lớn mặc nhiên là được giải quyết vì nó có hồ sơ đầy đủ. Nhưng những vụ nhỏ như ra đường hai người va chạm với nhau, rõ ràng theo đúng quy tắc là có phát sinh trách nhiệm, có phát sinh sự kiện bảo hiểm thật. Nhưng số tiền có thể không lớn, việc đi khiếu nại bảo hiểm có thể mất thời gian nên người ta có thể sẽ không thực hiện việc khiếu nại để đòi quyền lợi bảo hiểm nữa”.
Trả lời của ông Nguyễn Xuân Thủy nhận lại sự phản ứng của bạn đọc bởi nói như vậy là đổ thừa do người dân lười khiếu nại và “phủi tay”, thiếu trách nhiệm với quyền lợi của người dân mua bảo hiểm.
Theo bạn đọc Báo Lao Động, thực tế đúng là cũng có chuyện người dân lười khiếu nại hay gọi nhân viên bảo hiểm khi sự việc xảy ra bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, đây là con số rất nhỏ, không thể mang tính đại diện để bảo hiểm đổ thừa cho dân do không khiếu nại.
Bạn đọc cho hay, họ không đòi được quyền lợi là vì những lý do “trời ơi” kiểu: “Tôi hỏi công ty bảo hiểm thì công ty lại chuyển lại giám định viên. Giám định viên trả lời tôi, việc thu thập chứng cứ không phải trách nhiệm giám định viên”.
Hay: “Tôi bị tai nạn khi tránh người băng ngang đường đột ngột. Tôi bị ngã, sau đó bị thương nhiều nơi trên cơ thể. Tôi có yêu cầu bảo hiểm xe máy bồi thường. Nhiều lần đến công ty bảo hiểm và tốn kém rất nhiều tiền điện thoại, 6 tháng sau, tôi được chi trả 500 nghìn đồng“.
Hoặc từng có bạn đọc bị tai nạn đến 3 lần nhưng vẫn chưa lần nào nhận được tiền đền bù vì không thể đáp ứng được các thủ tục. Và đôi khi phía bảo hiểm còn yêu cầu những thủ tục phức tạp kiểu phải nộp bệnh án của bệnh viện, trong khi xin sao chụp bệnh án từ bệnh viện là điều gần như không thể.
Lối ra hợp lòng dân nhất của câu chuyện bảo hiểm xe máy bây giờ là Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan cần xem xét bãi bỏ để tiến tới việc bảo hiểm xe máy là hình thức tự nguyện và không xử phạt, như đã từng.
Mặt khác, dù bắt buộc hay tự nguyện thì các công ty bảo hiểm cũng phải thay đổi chính sách theo hướng đơn giản tối đa thủ tục để người dân không còn cảm giác bị làm khó khi đòi quyền lợi.
Nói như TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia là: Các công ty bảo hiểm “không phải cứ bán bảo hiểm, lấy tiền xong rồi mai kia người ta đâm nhau thì cũng chả can thiệp, hỗ trợ gì. Đã thế lại còn gây khó khăn khi đền bù, có khi công sức bỏ ra để xoay xở hồ sơ thủ tục quy ra còn nhiều hơn tiền được đền bù thì người ta mua bảo hiểm làm làm gì?”.
Hoàng Văn Minh
Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…
Cơ quan khí tượng dự báo không khí lạnh mạnh sắp tăng cường sẽ gây…
Các trường THCS vẫn có thể đánh giá trực tiếp học sinh khi xét tuyển…
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn chung, nhưng…
Cơ quan chức năng đã tạm giữ đối tượng hành hung cảnh sát giao thông…
Thông tin về giao dịch thương mại điện tử sẽ bị thu thuế 10% lan…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More