Thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiên Giang là 2 địa phương dẫn đầu cả nước về mô hình góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa (ATGTĐTNĐ), gìn giữ nét văn hóa giao thông, thực hiện tốt cuộc vận động “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”- đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tại Hội nghị mô hình điểm về văn hóa giao thông đường thủy nội địa toàn quốc.
Phà Máy Chai – An Lư văn hóa, an toàn là mô hình thành công nhất tại thành phố Hải Phòng.
Gắn các mô hình văn hóa sông nước với địa phương
Hải Phòng vừa có tuyến giao thông đường thủy nội địa riêng biệt, vừa có tuyến đan xen với luồng hàng hải. Ngoài ra, còn có hệ thống sông dày đặc với 12 tuyến sông trung ương quản lý và nhiều tuyến địa phương quản lý. Trong nhiều năm qua, thành phố Hải Phòng không chỉ phát triển kinh tế mạnh mẽ một phần nhỏ giao thông đường thủy mà còn bảo đảm tốt về trật tự ATGTĐTNĐ. Đó là cơ sở để thành phố phát triển bền vững và hình thành lên những mô hình văn hóa giao thông gắn với bình yên sông nước. Nét nổi bật của Hải Phòng chính là có mô hình hay gắn với các địa phương.
Theo Ban ATGT thành phố, quá trình bảo đảm trật tự ATGTĐTNĐ được thành phố Hải Phòng thực hiện bằng cách lựa chọn khu vực để xây dựng những mô hình điểm như: bến cảng văn hóa-an toàn, bến phà văn hóa- an toàn, đoàn tàu văn hóa- an toàn…Từ năm 2012 đến nay, thành phố xây dựng được 9 mô hình điểm đạt chuẩn. Những mô hình này trở thành “hạt nhân” thực hiện nghiêm túc các quy định, đồng thời là nơi tham quan, học tập kinh nghiệm và tuyên truyền ATGT đến với mỗi người dân.
Ông Phạm Thế Hùng, Chủ tịch UBND phường Máy Chai (quận Ngô Quyền) cho biết, địa phương có bến phà Máy Chai đi xã An Lư (huyện Thủy Nguyên) và ngược lại, hằng ngày có hàng trăm lượt người và phương tiện qua lại trên tuyến sông dài. Phường thường xuyên phối hợp đơn vị quản lý bến tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn của phương tiện, kiểm tra dụng cụ nổi cứu sinh, cứu hỏa. Đồng thời yêu cầu lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Phòng Cảnh sát đường thủy tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo đảm mỗi chuyến phà rời bến đều tuân thủ đúng các quy định về người điều khiển, không chở quá số lượng, đi đúng tuyến luồng đã quy định. Còn theo chủ các bến đò Lâm, đò Nở (thuộc quận Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên), nhờ lực lượng công an và chính quyền địa phương sâu sát, những sơ xuất của chủ bến và người điều khiển phương tiện được nhắc nhở bổ sung kịp thời, các bến và phương tiện hoạt động được bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Cùng với chính quyền địa phương, Công an thành phố chỉ đạo các lực lượng chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức các đoàn công tác, tăng cường tuần tra, kiểm soát trên sông, trên bờ, đưa hoạt động giao thông đường thủy nội địa vào nề nếp và kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm. Nhờ đó, riêng tuyến sông Cấm, từ năm 2012 đến nay, không xảy ra các vụ vi phạm pháp về trật tự xã hội…
Đông đảo người dân ủng hộ và làm theo
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Phó trưởng Ban ATGT thành phố Nguyễn Đức Thọ cho biết, các mô hình văn hóa giao thông đường thủy nội địa được triển khai trên địa bàn thành phố không chỉ xây dựng môi trường giao thông văn hóa mà còn bảo đảm ATGT, được đông đảo người dân tham gia giao thông và sinh sống trong khu vực ven sông ủng hộ và làm theo các chỉ dẫn. Mô hình được nhân rộng cách làm và truyên truyền sâu rộng, vì thế, mỗi người dân đi phà, đò đều nâng cao ý thức về bảo đảm trật tự ATGTĐTNĐ.
Theo nhiều người dân thường xuyên đi phà Máy Chai-An Lư, trước khi bến đò xây dựng mô hình bến phà văn hóa-an toàn, việc đi lại khá lộn xộn, tranh giành chỗ trên phà, có những lần phà đến giữa sông còn xảy ra mâu thuẫn xô xát giữa những người dân, nhân viên phà phải can ngăn. Nhiều người không có ý thức, không để ý đến dụng cụ cứu hộ trên phà. Nhưng nay, mọi việc đã khác. Mọi người lên phà trong trật tự, ý thức bảo đảm an toàn khi phà chạy cắt ngang sông Cấm
vốn nhiều tàu biển qua lại. Những người thường xuyên qua phà được trang bị thêm những kỹ năng thoát hiểm nếu xảy ra tình huống xấu.
Còn tại bến đò Lâm-Nở nối quận Hồng Bàng với huyện Thủy Nguyên qua dòng sông Cấm, giờ đây, người qua phà đều ý thức việc sử dụng dụng cụ nổi, cứu sinh. Bà Trần Thị Lành, ở huyện Thủy Nguyên thường xuyên qua phà cho biết, mấy năm gần đây bà được chủ đò hướng dẫn, đọc bảng tuyên truyền đặt trên bến, nên biết cách sử dụng phao để tự cứu mình khi xảy ra tình huống. Chỉ là những dịp tuyên truyền nhỏ, nhưng tạo chuyển biến lớn trong người dân đi phà…
Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng nhận xét, Hải Phòng thành công trong việc xây dựng các mô hình điểm về ATGTĐTNĐ khi có sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng chức năng và sự ủng hộ của nhân dân. Điều đó tạo nên một môi trường văn hóa trong hành động ứng xử của mỗi người khi tham gia giao thông, làm chuyển biến về nhận thức và hành động của người dân, góp phần xây dựng môi trường giao thông đường thủy nội địa văn minh, an toàn.
MAI LÂM – Báo Hải Phòng 12/11/2018
Sau 10 ngày diễn tập với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, chiều 27/12,…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Sáng 27/12, tại địa chỉ số 62 Võ Thị Sáu, quận Ngô Quyền, Sở Thông…
Sáng 27/12, Thành uỷ Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của…
Sáng 27/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí Thư Thành…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More