Tết Mậu Tuất này, để mua được nông sản, thực phẩm an toàn, người tiêu dùng thành phố nên tìm mua các sản phẩm nông, lâm thủy sản của các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh được công bố chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được bán trong các siêu thị, cửa hàng uy tín, có sự giám sát của các ngành chức năng.
Hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất thực phẩm sạch phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Băn khoan sự nhập nhèm chất lượng
Tính đến cuối tháng 12 – 2017, toàn thành phố có hơn 200 cơ sở, vùng sản xuất các loại mặt hàng, nông sản, thực phẩm được các ngành chức năng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng có thể trực tiếp mua sản phẩm này tại các cơ sở sản xuất hoặc các kênh bán hàng của các cơ sở này tại các siêu thị, trung tâm thương mại và 30 điểm bán hàng nông sản thực phẩm an toàn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh..
Theo phản ánh của nhiều người tiêu dùng, số lượng điểm cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố. Bên cạnh đó, nhiều người băn khoăn về việc các điểm cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố chưa được giám sát, kiểm tra hoạt động để bảo đảm cung ứng sản phẩm đạt chất lượng khi giá bán thường cao hơn các sản phẩm thông thường. Một số người e ngại, nông sản thực phẩm cung ứng ở các điểm này được quảng cáo là an toàn, nhưng người tiêu dùng khó biết chính xác nguồn gốc, chất lượng, thời hạn sản phẩm được nhập về bán tại các cửa hàng này. Chị Nguyễn Thị Bình ở phố Trần Nguyên Hãn (quận Lê Chân) cho biết, có lần mua cam ở một cửa hàng nông sản an toàn trên phố, khi về sử dụng thấy vỏ quả còn tươi nhưng trong khô múi do để quá lâu….
Về phía các doanh nghiệp cho biết, việc cung ứng nông sản thực phẩm sản xuất theo quy trình an toàn còn hạn chế do khó liên kết, tổ chức được vùng nguyên liệu bảo đảm yêu cầu, chất lượng. Giá bán các sản phẩm cao hơn nên mới chỉ đáp ứng được một bộ phận người tiêu dùng có điều kiện kinh tế. Giám đốc Chi nhánh Công ty BBH Phạm Thị Thu Hà thông tin, để cung ứng nông sản thực phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ, công ty phải liên kết với các hộ sản xuất ở ngoại thành sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp với chi phí và giá mua cao hơn. Chẳng hạn giá thịt lợn nuôi theo hướng hữu cơ là 40 – 45 nghìn đồng/kg, trong khi giá lợn hơi thông thường 30 – 35 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, chưa nhiều nông dân hợp tác sản xuất theo hướng này do ngại đầu tư tốn kém chi phí, tốn công chăm sóc nên nguồn cung sản phẩm còn hạn chế. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa có điều kiện để quảng bá, tiếp thị bán hàng. Đặc biệt là các vùng sản xuất nông sản an toàn của nông dân ít được quảng bá do khó khăn về kinh phí. Một số tổ hợp tác, HTX chưa thực hiện được vai trò trách nhiệm là đầu mối lập các điểm bán, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn…
Kiểm soát chặt khâu lưu thong
Theo Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản Đoàn Văn Chung, để khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, Chi cục công bố công khai, rộng rãi các cơ sở, vùng sản xuất an toàn được cấp giấy chứng nhận quyền kèm theo địa chỉ, số điện thoại liên lạc để người dân dể dàng kết nối, có thể mua sản phẩm trực tiếp tại các địa chỉ này. Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Bùi Văn Luyện cho biết, những ngày cuối năm, để “gác cổng” bảo đảm thực phẩm sạch, an toàn, cán bộ, nhân viên chi cục làm việc cật lực. Tại các cơ sở chế biến gia súc, gia cầm, nhân viên kiểm dịch động vật có lúc thức thâu đêm suốt sáng để lăn dấu sản phẩm an toàn. Đặc biệt, trên các khâu lưu thông, cán bộ phụ trách địa bàn bám sát các tuyến đường cửa ngõ ra, vào thành phố để kịp thời ngăn chặn các sản phẩm nhập trái phép vào thành phố không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp với các ngành liên quan như Y tế, Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra liên ngành đột xuất, thường kỳ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn thường xuyên tổ chức họp với các cơ sở, vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; yêu cầu cam kết sản xuất sạch, an toàn dưới sự giám sát chặt chẽ của một số đơn vị chức năng trực thuộc. Sở hướng dẫn các cơ sở, vùng, doanh nghiệp sản xuất nông sản đăng ký thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, mở các quầy hàng trưng bày, bán nông sản thực phẩm an toàn trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Các HTX, tổ hợp tác làm cầu nối thực hiện các điểm cung ứng nông sản an toàn. Khuyến khích nông dân ở các vùng sản xuất an toàn tham gia các tổ hợp tác lập các điểm bán hàng để tự lưu thông sản phẩm.
Hiện, Công ty CP giống gà Lượng Huệ có quầy bán các sản phẩm trứng và gà sạch tại các siêu thị Big C, Co.opmart, Intimex; cửa hàng giới thiệu bán sản phẩm sạch tại xã Hồng Phong (huyện An Dương). Các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, Công ty TNHH Huy Quang, Công ty Sâu xanh, Công ty CP ATTA… bán các loại nông sản từ các vùng, cơ sở sản xuất theo quy trình sạch uy tín của thành phố. Nhiều mặt hàng được bán gồm: gạo; rau, củ, quả; thực phẩm khô và đông lạnh; hoa chất lượng cao…
(An Hương – Báo Hải Phòng 29/01/2018)
Sáng ngày 26/12, tại thôn Hy Tái, xã Hồng Thái, huyện An Dương,TP. Hải Phòng,…
Theo Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận Hồng Bàng (Hải Phòng), quận đang…
Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có hướng dẫn các doanh nghệp đăng ký…
Dự kiến, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Hải Phòng thưởng Tết Nguyên…
Công an huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) vừa bắt giữ 1 đối tượng cướp…
So với những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 giảm 1…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More