Tại Hải Phòng, mặc dù chưa xảy ra việc học sinh bị ngộ độc thực phẩm tập thể khi ăn bán trú ở trường, song trước một số thông tin nghi ngờ vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn của trẻ tại một số cơ sở giáo dục chưa bảo đảm, nhiều cha mẹ học sinh lo ngại, mong muốn các cơ quan, đơn vị kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng, an toàn bữa ăn trường học.
Trên thực tế, an toàn bếp ăn tập thể, trong đó có bếp ăn trường học sớm được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo và cơ quan chức năng có những chế tài nhằm kiểm soát chất lượng hoạt động. Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch số 08/2008 hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Trong đó, quy định kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm; khâu chế biến, nấu nướng, bảo quản, vận chuyển và nhà ăn của các cơ sở giáo dục. Trường nào để xảy ra ngộ độc, hiệu trưởng của trường phải chịu trách nhiệm.
Thực hiện thông tư, phần lớn trường học tổ chức ăn bán trú trên địa bàn thành phố bố trí đầy đủ cơ sở vật chất khu vực bếp nấu, chế biến thức ăn, dụng cụ phục vụ; thực hiện tốt kiểm soát nguồn thực phẩm cung ứng, có hợp đồng mua bán, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bữa ăn của trẻ không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu, bảo đảm an toàn, yêu cầu phát triển thể chất.
Song, bên cạnh những cơ sở giáo dục thực hiện tốt, còn một số nhà trường chưa thực sự coi trọng công tác này. Qua kiểm tra thực tế của Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố và quận, huyện cho thấy, còn có trường chưa tuân thủ quy trình “một chiều” từ khâu tiếp nhận, chế biến đến phục vụ bữa ăn cho học sinh; hóa đơn mua bán thực phẩm chưa đầy đủ; người quản lý bếp ăn không tuân thủ việc lưu mẫu thực phẩm hằng ngày; thiếu sự kiểm tra, giám sát của ban giám hiệu và đại diện cha mẹ học sinh… Vì thế, qua những sự việc đáng tiếc xảy ra trên cả nước, nhiều cha mẹ học sinh không khỏi lo lắng.
Để hạn chế tối đa xảy ra ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể nói chung, bếp ăn trường học nói riêng, cần thực hiện nghiêm nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là từ phía nhà trường. Trong đó, hiệu trưởng hoặc người chịu trách nhiệm bếp ăn tại cơ sở giáo dục phải cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh; phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương trong công tác giám sát an toàn thực phẩm trong trường học. Các trường chủ động thành lập ban giám sát an toàn thực phẩm, trong đó có sự tham gia của đại diện cha mẹ học sinh. Nguyên liệu thực phẩm đầu vào phải có nguồn gốc rõ ràng; người phụ trách bếp ăn của các trường có trách nhiệm ghi chép, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, mẫu nguyên liệu, mẫu thực phẩm trong từng bữa ăn để khi có vấn đề xảy ra, có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân từ kiểm định mẫu lưu, phục vụ điều trị kịp thời, hiệu quả…/.
Đông Hải
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More