“Chương trình Bàn tròn văn chương không chỉ “sân chơi” để các nhà văn, bạn đọc bàn luận về sự xuất hiện của một tác giả, tác phẩm, khuynh hướng sáng tác mới mà còn nơi truyền cảm hứng sáng tác cho mỗi người cầm bút”- Nhà văn Đình Kính, Chủ tịch Hội nhà văn Hải Phòng nhận xét.
Bàn tròn văn chương được nhiều văn nghệ sĩ, bạn đọc tham gia nhiệt tình.
Sân chơi nghệ thuật
Chương trình Bàn tròn văn chương số 7 với chủ đề “Nguyễn Thị Hoài Thanh- tác giả, tác phẩm” xoay quanh tập thơ “Tôi ở Hải Phòng” vừa được xuất bản. Tác giả là hội viên Hội nhà văn Hải Phòng hiện sống tại Quảng Ngãi, với tập thơ 78 bài thơ và trang viết đầy hoài niệm về những năm tháng sống trên đất Cảng. Nhà thơ Phạm Ngà trân trọng: “Nguyễn Thị Hoài Thanh làm thơ theo sự thôi thúc tự thân, với hồn thơ trong trẻo cùng khát khao hướng tới cái đẹp, cái hạnh phúc của đời người”. Cùng với đó, chân dung một thi sĩ đất Cảng được thể hiện dần qua những cảm nhận, chia sẻ của những người bạn bè như nhà văn Đình Kính, nhà thơ Phạm Xuân Trường, nhà thơ Đoàn Minh Ngọc…
Trước đó, Bàn tròn văn chương số 5 với chủ đề “Thơ Bùi Chí Hùng” với những bài viết cảm nhận đầy sâu sắc của các nhà thơ: Kim Chuông, Công Nam, Trần Đức Trí, Nguyễn Siêu Phàm, Nguyễn Hữu Kiên, Nguyễn Ngọc Phát, Cù Thị Thương và nhà văn Dương Thị Nhụn về hồn thơ mộc mạc, biểu hiện sự vượt trội ở đối thoại, diện kiến qua tập thơ “Quê vợ” mới được Bùi Chí Hùng ra mắt. Qua những ý kiến chia sẻ tại bàn tròn văn chương, các nhà phê bình ghi nhận bước chuyển tiếp và phát triển của tác giả trên chặng đường thơ mới.
Cùng với đó, những sáng tác mới cùng với chân dung những nhà thơ đất Cảng được thảo luận, chia sẻ tại chương trình như “Nhà thơ Kim Chuông cùng với tác phẩm Về một người mẹ- về một người con và dòng sông Trà Lý”, “Nhà thơ Nguyễn Đình Di và miền hương thức”, “Nhà thơ Nguyễn Hồng Văn”, “Nhà văn Hoàng Thiềng”…
Truyền cảm hứng sáng tạo
Có mặt từ sớm trong hội trường Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng để tham gia Bàn tròn văn chương số 7, cây bút trẻ Nguyễn Hoàng (sinh viên Trường đại học Hàng hải Việt Nam), thành viên Câu lạc bộ viết văn trẻ Hải Phòng cho biết: “Qua chương trình, giúp em hiểu thêm về tác phẩm, cuộc đời của tác giả. Cách cảm, cách nhìn từ các nhà phê bình giúp em có thể tham khảo soi chiếu vào các tác phẩm của mình. Cùng với đó, em nhận ra nỗi nhọc nhằn nghề viết, cảm nhận được niềm đam mê văn chương của mình được cộng hưởng để từ đó tiếp tục hành trình đơn độc của người viết”.
Có mặt thường xuyên tại Bàn tròn văn chương các số, nhà thơ Thy Nguyên (Phạm Thúy Nga), Phó trưởng Ban văn trẻ Hội Nhà văn Hải Phòng với gia tài 4 tập thơ: “Sân người”, “Cầm mưa”, “Ga nổi” và trường ca “Đời đá” hào hứng: “Các chương trình Bàn tròn văn chương cùng với những thảo luận, ý kiến phê bình tác phẩm truyền cảm hứng cho tôi tiếp tục con đường sáng tác của mình. Tiếp tục mạch nguồn từ trường ca “Đời đá” năm 2017, tập thơ “Người dưng” của tôi sẽ ra mắt người đọc vào tháng 7 này”.
Không chỉ là những người trẻ tham dự, tại căn phòng nhỏ trên phố Đình Đông, nghe nhà thơ Trần Thị Lưu Ly “tường thuật” lại về Bàn tròn văn chương “Nguyễn Đình Di và miền hương thức””, nhà thơ Nguyễn Đình Di run run viết tiếp những câu thơ cuối cùng của đời mình. Nhà thơ mất sau đó mấy ngày, nhưng như nhận định của nhà thơ Nguyễn Cường tại chương trình thơ ông vẫn sống mãi trong lòng người đọc.
Bài và ảnh: Trúc Lâm – Báo Hải Phòng 10/7/2018
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…
Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…
Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More