Print Thứ sáu, 16/07/2021 09:05 Gốc

Chiều 15/7, Ban Thường vụ Thành ủy họp, nghe báo cáo về các nội dung: Thành lập Ban Chỉ đạo, phân công thành viên Ban Chỉ đạo; Kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo của Thành ủy về xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố theo Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị; thành lập Tổ giúp việc và phân công nhiệm vụ thành viên Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo Thành ủy; định hướng xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố theo Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Đỗ Mạnh Hiến, Phó bí thư Thường trực Thành ủy; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; các Phó chủ tịch HĐND, UBND thành phố; Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội; lãnh đạo sở, ngành, địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện đơn vị tư vấn xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù.

Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.

Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện Đơn vị tư vấn xây dựng Đề án cơ chế, chính sách phát biểu ý kiến, khẳng định vị thế địa kinh tế, địa chiến lược, tiềm năng to lớn và lợi thế phát triển đặc biệt của Hải Phòng, trong chiến lược phát triển quốc gia và vùng, nhất là trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Hải Phòng là một trong số không nhiều địa phương có thể thành lập khu thương mại tự do chuyên ngành. Do đó, Bộ Chính trị ban hành 2 Nghị quyết chuyên đề với Hải Phòng (Nghị quyết 32 năm 2003 và Nghị quyết 45 năm 2019). Các chuyên gia cũng chỉ rõ các điểm yếu, “nút thắt” trong phát triển của thành phố; kinh nghiệm quốc tế về áp dụng chính sách vượt trội và bài học đối với Hải Phòng. Từ đó, các chuyên gia nhấn mạnh định hướng, các tuyến giải pháp đột phá về dân cư-quy hoạch đô thị; kinh tế; bộ máy chính quyền-quản trị; ngân sách-tài chính đô thị. Đồng thời, thành phố nên thay đổi cách tiếp cận, đề xuất Trung ương thí điểm chính sách, thể chế mới phù hợp với theo hướng có tự chủ trong các quyết định quản lý nhà nước, trong đầu tư kinh doanh.

Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội nghị.
Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại hội nghị.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng phát biểu tại hội nghị.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Các chuyên gia nêu ý kiến, Hải Phòng cần “đi đầu” về cơ cấu ngành đẳng cấp và cơ chế vượt trước (hiện đại, nhanh, tiến vượt); cần tiên phong hội nhập tạo điều kiện để thành phố hội tụ sức mạnh thế giới và cạnh tranh quốc tế thành công; cần liên kết vùng Hà Nội-vùng Duyên hải Đông Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và phía Tây Nam Trung Quốc… Về mục tiêu kinh tế, Hải Phòng cần xây dựng trở thành trung tâm công nghiệp-công nghệ cao; Trung tâm Logistics quốc tế; với những doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt là các Tập đoàn mạnh, doanh nghiệp hiện đại; xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo-khởi nghiệp. Về mục tiêu đô thị, thành phố chú trọng xây dựng quy hoạch kiến trúc hiện đại; dân cư chất lượng cao; đô thị có bản sắc văn hóa, hòa hợp thiên nhiên; xây dựng thể chế chính quyền đô thị với những cơ chế vượt trội, hướng tới đô thị thông minh…

Tại hội nghị, các ý kiến xoay quanh vấn đề về chọn phương án “xây mới” hay “cơi nới” khi đề xuất những cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho Hải Phòng. Có ý kiến cho rằng để Hải Phòng phát triển bứt cần cơ chế thí điểm, theo sự phân cấp, phân quyền với những chính sách, thể chế mới, từ đó tạo nguồn lực lớn để phát triển. Như để phát huy lợi thế của thành phố cần có những thí điểm cơ chế về cảng biển, thương mại tự do, trung tâm Logistic, du lịch, đầu tư…

Đồng chí Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Đồng chí Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Đồng chí Lê Trí Vũ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy phát biểu kết luận hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Kết luận hội nghị, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, thành phố đạt nhiều thành tựu giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trên 2 con số, có những thực tiễn phù hợp với việc xây dựng cơ chế đặc thù. Về tổng thể, các sở, ngành, địa phương cần nghiên cứu tham mưu, xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng với những giải pháp mang tính đột phá, bám sát định hướng, chỉ đạo theo Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị để thể hiện khát vọng vươn lên của Hải Phòng./.

Tin: Đỗ Oanh. Ảnh: Duy Thính

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Ban Thường vụ Thành ủy họp, cho ý kiến về định hướng xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố theo Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác