Theo khảo sát, số lao động phục vụ cho một doanh nghiệp cảng biển hiện dao động từ 300-1.000 người. Các cảng ngày càng phát triển hiện đại, thay đổi phù hợp với thị trường thương mại thế giới, cùng với sự kết hợp công nghệ 4.0, container hóa, các hình thức cơ giới hóa xếp dỡ hàng hóa… nên nhu cầu về nhân lực cũng thay đổi rất nhiều.
Hiện nay, việc tuyển dụng được các lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn về cảng biển, logistics gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian hơn do số lượng ứng cử viên địa phương đáp ứng các yêu cầu đặt ra còn ít. Đi đôi với việc thiếu về số lượng, do phần lớn người lao động chưa được đào tạo chuyên sâu, nên doanh nghiệp khi tuyển dụng phải mất từ 1 – 2 năm để đào tạo lại. Kéo theo việc phải mất thêm thời gian và chi phí để đào tạo lại. Chính vì thiếu hụt nguồn nhân lực nên thời gian qua, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, chủ yếu chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp vệ tinh như cho thuê kho bãi, làm đại lý hải quan, hoặc một vài dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics…
Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng được các nhu cầu hoạt động và phát triển cảng biển – logistics, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi, có năng lực ứng dụng và triển khai dịch vụ này tại các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do quá trình đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường lao động. Thực tế này đặt ra yêu cầu, để đáp ứng nguồn nhân lực đủ và chất lượng, các trường cần có phương án xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, cấp chứng chỉ theo vị trí chuyên môn; xây dựng trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm trực tuyến; kết nối giữa doanh nghiệp và sinh viên, người lao động… Trong quá trình đào tạo, nhà trường cần xây dựng khung nội dung, phương pháp phù hợp; tạo điều kiện cho học viên trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp như tổ chức các hoạt động tham quan cảng biển, cảng hàng không, hệ thống kho hàng, trung tâm phân phối. Đặc biệt là kết nối cơ hội việc làm cho sinh viên trong vùng và các khu đô thị cảng biển, hàng không, khu công nghiệp, chế xuất. Cùng với đó, để nhanh chóng có nguồn nhân lực đáp ứng, ngoài chiến lược đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng thì các chính sách về phát triển nhóm nhân lực ngành nghề này cũng cần được chú trọng nhiều hơn.
Tới đây, thêm nhiều dự án cảng trên cả nước đi vào hoạt động thì nguồn nhân lực chuyên ngành cảng cần phải lên tới hàng chục nghìn lao động, chưa kể tới nguồn lao động phục vụ trong chuỗi dịch vụ logistic, hậu cần sau cảng. Đặc biệt tại Hải Phòng, khi các bến cảng tại cảng Cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện dần hoàn thiện và đưa vào khai thác, nhu cầu nhân lực cho ngành cảng biển ngày càng lớn và cũng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Thực tế đặt ra yêu cầu cần có lời giải tối ưu nhất cho bài toán nhân lực của ngành này. Bởi, nhân lực là một nguồn lực quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cảng biển nói riêng trong quá trình hướng tới sự phát triển bền vững.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More