Pháp luật

Áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp trong các FTA Việt Nam đã ký kết

Quá trình áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp trong các FTA Việt Nam đã ký kết, các cơ chế giải quyết tranh chấp được thể hiện như sau:

– Trong khuôn khổ WTO  là một Hiệp định nằm trong Phụ lục 2 của Hiệp định thành lập WTO ( gọi tắt là cơ chế WTO hoặc Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp ( DSU)

– Trong khuôn khổ ASEAN là Nghị định thư tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN ( gọi tắt là cơ chế ASEAN)

– Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ( FTA) giữa ASEAN với các đối tác ngoài khối ( Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ) là Hiệp định về giải quyết tranh chấp ( gọi tắt là cơ chế ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Ấn Độ).

– Trong khuôn khổ FTA giữa ASEAN với các đối tác ngoài khối là Nhật Bản ( AJCEP), Úc và Niu-di-lân ( AANZFTA) là một chương về giải quyết tranh chấp trong hiệp định tổng thể ( gọi tắt là cơ chế AJCEP, AANZFTA)

– Trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản ( VJEPA) là một chương về giải quyết tranh chấp trong hiệp định tổng thể ( gọi tắt là cơ chế VJEPA)

Tất cả các cơ chế giải quyết tranh chấp mà Việt Nam tham gia đều quy định về phạm vi áp dụng, cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục nhằm giải quyết và xử lý khi có một tranh chấp cụ thể phát sinh.

Về nội dung, đa số các cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực và song phương đều dựa theo khuôn mẫu về trình tự, thủ tục của hệ thống giải quyết tranh chấp trong WTO.

Về cơ bản, tất cả các cơ chế giải quyết tranh chấp mà Việt Nam tham gia đều có các công đoạn như tham vấn, giải quyết tranh chấp bằng trung gian, đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán để “ xét xử”, thi hành phán quyết và cuối cùng là bồi thường và đình chỉ nhượng bộ. Khác biệt chủ yếu về cam kết trong lĩnh vực này là cam kết về thời hạn cụ thể của từng giai đoạn. Bên cạnh các quy định chung áp dụng cho các bên trong tranh chấp, Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển còn được hưởng một số ưu đãi đặc biệt và khác biệt trong trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp và thực thi phán quyết.

Vấn đề lĩnh vực có thể áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp ( hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, SPS, ở hữu trí tuệ, cạnh tranh…) được quy định như sau:

Cơ chế ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Ấn Độ quy định phạm vi áp dụng là các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định khung, cụ thể bao gồm lĩnh vực thương mại hàng hóa và các lĩnh vực khác sẽ được đàm phán và ký kết sau, dựa trên hiệp định khung.

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng so với các cơ chế ASEAN-Ấn Độ và ASEAN- Hàn Quốc, song cơ chế ASEAN- Trung Quốc lại quy định phạm vi tranh chấp một cách lỏng lẻo hơn, đó là các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định khung.

Trong các cơ chế ASEAN- Nhật Bản, ASEAN- Úc- Niu-di-lân và Việt Nam- Nhật Bản, do là một bộ phận cấu thành của Hiệp định tổng thể nên phạm vi của cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định rất rõ ràng, bao gốm hầu hết các lĩnh vực của hiệp định tổng thể, trừ một số lĩnh vực đặc thù.

Do cơ chế ASEAN được xây dựng dựa trên Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp ( DSU) nên nhìn chung có sự thống nhất giữa hai cơ chế này. Cụ thể, phạm vi áp dụng của hai cơ chế đều là các tranh chấp phát sinh từ những hiệp định liên quan trong khuôn khổ của WTO và ASEAN.

 

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Lớp học ở Hải Phòng có 41/48 học sinh đạt trên 9 điểm môn Ngữ Văn

Lớp 12C11 Trường THPT Quang Trung (Hải Phòng) vừa ghi nhận 41/48 học sinh đạt…

17/07/2024

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng: Tiếp tục lan tỏa tinh thần “Lương y như từ mẫu, Thầy thuốc như mẹ hiền”

Sáng 17/7, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

17/07/2024

Học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú Hải Phòng trở thành thủ khoa toàn quốc khối B00 Kỳ thi TN THPT năm 2024

Với tổng điểm 29,55 điểm, Nguyễn Đặng Linh Chi, học sinh lớp 12 chuyên Hoá…

17/07/2024

Hải Phòng xuất hiện thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi

Sau khi bùng phát tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, dịch tả lợn Châu…

17/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More