Pháp luật

Áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp trong các FTA ASEAN nội và ngoại khối

Trong nội bộ ASEAN và các FTA mà ASEAN ký với các đối tác đều có cơ chế giải quyết tranh chấp để giải quyết các bất đồng của các nội dung cam kết cụ thể trong từng lĩnh vực.

Trong khuôn khổ ASEAN, cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Nghị định thư tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN. Trong khuôn khổ FTA giữa ASEAN với các đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong các hiệp định về giải quyết tranh chấp. Trong khuôn khổ FTA giữa ASEAN với các đối tác là Nhật Bản, Úc và Niu- di-lân, cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định là một chương về giải quyết tranh chấp trong hiệp định tổng thể.

Tuy khác nhau về hình thức thể hiện, về cơ bản, các cơ chế giải quyết tranh chấp này đều có các công đoạn như tham vấn, giải quyết tranh chấp bằng trung gian, đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán để xét xử, thi hành phán quyết và cuối cùng là bồi thường và đình chỉ nhượng bộ.

Có hai loại cơ chế giải quyết tranh chấp gồm loại cơ chế mang tính thường trực (như trong khuôn khổ ASEAN) và loại cơ chế mang tính vụ việc (như trong các FTA của ASEAN với các đối tác). Theo đó, trong cơ chế giải quyết tranh chấp thường trực, các vụ tranh chấp có thể phải trải qua hai cấp xét xử: xét xử tại Ban Hội thẩm và có thể kháng cáo lên cấp cao hơn là Cơ quan Phúc thẩm. Trong các cơ chế giải quyết tranh chấp vụ việc, các vụ tranh chấp chỉ phải trải qua một cấp xét xử tại cơ quan trọng tài.

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN được quy định trong Nghị định thư về Tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN năm 2004 (gọi tắt là Nghị định thư). Nghị định thư này được áp dụng để giải quyết tranh chấp trong các hiệp định kinh tế của các nước ASEAN.

Hệ thống giải quyết tranh chấp của ASEAN gồm hai phương thức cơ bản để giải quyết tranh chấp một khi khiếu kiện đã được đệ trình:

-Phương thức 1: Các bên tìm ra được một giải pháp hòa giải thống nhất với nhau, đặc biệt trong giai đoạn tham vấn song phương.

– Phương thức 2: Thông qua xét xử, bao gồm cả quá trình thực thi các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, có tính chất ràng buộc các bên một khi đã được Hội nghị Quan chức cao cấp về kinh tế ASEAN ( SEOM) thông qua.

Có ba bước chính trong quá trình giải quyết tranh chấp của ASEAN:

– Bước 1: Tham vấn giữa các bên

– Bước 2: Quá trình xét xử của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm

– Bước 3: Thực thi phán quyết, trong đó có khả năng áp dụng các biện pháp trả đũa trong trường hợp bên thua kiện không thi hành phán quyết.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Thông tin về vụ cháy ở một công ty sản xuất nội thất ở xã An Đồng, huyện An Dương

Hồi 18h11' ngày 31/10/2024 Trung tâm 114, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận tin…

31/10/2024

Bệnh nhân ở Hải Phòng bị tăm tre xuyên thủng đại tràng

Bệnh viện Kiến An vừa phẫu thuật nội soi ổ bụng cho bệnh nhân bị…

31/10/2024

Đoàn kiểm tra của Sở Y tế: Kiểm tra 2 bếp ăn trường học ở huyện An Dương

Nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực…

31/10/2024

Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ xét biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 25/10/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố…

31/10/2024

9 tháng năm 2024, Hải Phòng xảy ra 176 vụ cháy, làm chết 4 người

Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an TP Hải Phòng, trong 9…

31/10/2024

Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 44 năm 2024

Chiều 31/10, Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà…

31/10/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More