AEON cam kết đến năm 2020 sẽ đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nhật đạt 500 triệu USD.
Vừa qua, tại hội nghị nhà cung cấp của AEON tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội, ông Shibata Eiji, Trưởng phòng Kinh doanh và Hậu cần, Tập đoàn AEON, cho biết, Tập đoàn thực hiện các mục tiêu xuất khẩu hàng Việt sang Nhật Bản, trong kế hoạch của bản ghi nhớ được ký kết với Bộ Công thương vào năm 2018, nhằm tăng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản qua hệ thống AEON.
Năm 2017 Tập đoàn AEON thông qua hệ thống của mình đã xuất khẩu được gần 250 triệu USD hàng Việt sang Nhật Bản và đã có kế hoạch nâng con số này lên thành 500 triệu USD vào năm 2020 và 1 tỷ USD vào năm 2025.
Hiện AEON có gần 2.700 nhà cung ứng hàng hóa tại Việt Nam, phục vụ cho việc bán hàng tại Việt Nam cũng như đưa hàng sang hệ thống bán lẻ của tập đoàn này tại Nhật Bản. Hiện có đến 70% hàng Việt Nam xuất khẩu là hàng dệt may.
Cuối năm 2009, AEON đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Cuối năm 2011, tập đoàn này mở công ty tại TP.HCM và kinh doanh 4 mảng: trung tâm mua sắm; trung tâm bách hóa tổng hợp, siêu thị; cửa hàng chuyên doanh và trang thương mại điện tử. Đến nay tập đoàn này đã có hai trung tâm mua sắm tại TPHCM; một trung tâm tại Bình Dương và một trung tâm tại Hà Nội. Dự kiến, đến cuối năm nay AEON sẽ khai trương thêm một trung tâm tại Hà Đông, Hà Nội, và sẽ mở cửa một trung tâm khác tại Hải Phòng.
Mới đây, tuần hàng Việt Nam quy mô lớn tại 40 điểm thuộc hệ thống phân phối toàn Nhật Bản của AEON từ ngày 4 – 10/6/2019 được xem là sự kiện quảng bá lớn nhất của tập đoàn này đối với sản phẩm Việt Nam, trong nỗ lực hiện thực hóa cam kết 500 triệu USD vào năm 2020. Để tăng cường sức mua của người dân Nhật Bản, áp lực về chất lượng và độ an toàn của Tập đoàn Aeon với các doanh nghiệp Việt càng được tăng lên.
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua hệ thống của AEON đạt 1 tỷ USD vào năm 2025 là thách thức không nhỏ đối với Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt phải cam kết cung cấp đủ số lượng và giá cả ổn định từ 3 – 5 năm cho các nhà bán lẻ Nhật Bản. Nhưng các chi phí sản xuất đầu vào như: giá nhân công, giá nguyên liệu, chi phí điện, xăng, dầu… tăng nhanh trong nước, áp lực giữ giá ổn định hàng Việt tại Nhật Bản là rất khó khăn.
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…
Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…
Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More