Báo báo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, trong năm 2019, tổng khối lượng sửa chữa tập trung trên 6,35 triệu m2 (tương đương hơn 908km đường cấp 3); 299 cầu; 322 điểm đen mất an toàn giao thông và rất nhiều hạng mục khác. Đặc biệt, điểm đen tai nạn giao thông được ưu tiên xử lý ngay không để tồn tại.
Cùng với đó, các điểm mới phát sinh (hiện nay đã phát sinh 24 điểm đen) đang được tiếp tục xử lý. Riêng QL.5, Tổng cục đã phối hợp với Cục CSGT và Phòng CSGT, các Sở GTVT có QL.5 đi qua xây dựng 4 giải pháp nâng cao ATGT đến hết năm 2019 và năm 2020-2021, báo cáo Bộ GTVT.
Liên quan đến vấn đề xe quá tải, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, đến nay các trạm kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) lưu động, cố định, Thanh tra các Sở GTVT và công chức Thanh tra các Cục QLĐB sử dụng cân xách tay đã tiến hành kiểm tra 184.742 xe, trong đó có 19.582 xe vi phạm (chiếm tỉ lệ 11%), tước 6.821 GPLX, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 204,5 tỷ đồng.
“Tuy nhiên, kết quả nêu trên chỉ phản ánh được một phần số xe quá tải lưu thông qua đoạn đường có đặt Trạm KTTTX lưu động, cố định và những vị trí mà lực lượng chức năng kiểm soát bằng cân xách tay”, vị lãnh đạo bày tỏ.
Cùng với đó, tính đến hết tháng 11-2019, hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thuộc Tổng cục đã tiếp nhận dữ liệu của trên 1.235.000 phương tiện. Lũy kế đến hết tháng 11-2019 trên cả nước có tổng số 1.994.423 lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm tốc độ bình quân tính trên 1.000km là 0,09 lần/1.000km, giảm 57,14% so với cùng kỳ năm 2018. Các Sở GTVT đã thu hồi phù hiệu với thời hạn 1 tháng là 2.501 xe; thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải 8 đơn vị; chấn chỉnh, nhắc nhở 52.373 xe.
Song bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thừa nhận, kết luận của cơ quan Kiểm toán vào tháng 12-2018 đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác sửa chữa công trình, nhất là việc bổ sung, nối dài cống, rãnh, mở rộng lề đường, thay đổi kết cấu mặt đường, đồng thời gây khó khăn việc áp dụng công nghệ vật liệu mới cho sửa chữa đường bộ (những giải pháp bảo trì dự phòng, sử dụng giải pháp tiên tiến đôi khi bị coi là thay đổi quy mô công trình).
Để giải quyết khó khăn này, Bộ GTVT đã đề nghị và Bộ Xây dựng có ý kiến tạo thuận lợi hơn trong công tác bảo trì. Tuy nhiên các Bộ chưa thống nhất cao với việc sửa đổi Thông tư quy định về bảo trì công trình đường bộ để tháo gỡ các vướng mắc (các Bộ Tư pháp, Xây dựng đề nghị chưa ban hành Thông tư).
Ngoài ra, công tác triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng là dự án đặc thù có độ phức tạp về kỹ thuật, công nghệ cũng như tính pháp lý, lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam trên diện rộng, thời gian triển khai gấp rút; nội dung chưa có trong hợp đồng BOT dẫn đến trong quá trình thực hiện còn chậm so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn nhận Tổng cục Đường bộ là đơn vị quản lý tài sản lớn với gần 25.000km đường Quốc lộ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, Tổng cục đã làm rất tốt công tác duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường sá nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Tai nạn giao thông trong năm 2019 đã giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, điều này chứng tỏ hiệu quả của công tác quản lý hạ tầng điểm đen và xử lý nghiêm hành vi vi phạm liên quan đến lái xe sử dụng rượu bia.
Tuy nhiên, Tư lệnh ngành giao thông thừa nhận, hiện còn nhiều tuyến đường láng nhựa, mặt đá nếu để kéo dài sẽ gây bức xúc vì không đủ kinh phí nâng cấp. Đơn cử như quốc lộ 1 đoạn từ TP Hồ Chí Minh – Cà Mau có rất nhiều mặt đường cần vá, tiền không thể duy tu được nhưng xử lý cơ bản là thảm lại mặt nhựa. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Đường bộ phối hợp với Vụ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu nguồn vốn đầu tư trung hạn 2021-2025 để duy tu, bảo dưỡng các tuyến Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh trong thời gian tới và có giải pháp căn cơ.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng lưu ý Tổng cục Đường bộ phải duy trì tình trạng an toàn giao thông tốt hơn bởi đường sá thay đổi sẽ kéo theo biển báo, giờ giảm tốc nên cần xử lý ngay. Theo ông Thể, 90% tai nạn giao thông liên quan đến đường bộ, do đó nếu làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường; xóa các điểm đen về tai nạn giao thông; đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe, xây dựng cơ sở dữ liệu mới để quản lý lái xe… tai nạn giao thông chắc chắn sẽ giảm sâu. Để xảy ra tai nạn, đơn vị quản lý đường bộ sẽ phải trả lời về trách nhiệm.
Ngày 26-12, Công ty TNHH MTV quản lý và khai thác đường ôtô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho biết đơn vị này vừa phối hợp với Đội 2, Phòng 8, Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an lập hồ sơ xử lý một xe ô tô đi lùi trên đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Theo đó, vào 8 giờ 10 ngày 26-12, xe ôtô 5 chỗ BS 30A-339.18 đã đi lùi trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng từ km 40 về km 34 theo hướng Hà Nội đi Hải Phòng. Sau đó xe ôtô này đi ra trạm thu phí nút giao quốc lộ 38B.
Đáng chú ý, trong lúc đi lùi, xe ôtô kể trên suýt bị 1 xe ôtô loại 16 chỗ đâm phải. Rất may là tài xế xe 16 chỗ đã kịp thời đánh lái tránh được nên không xảy ra tai nạn giao thông. Theo quy định tại điểm h khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển ôtô đi lùi trên cao tốc sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng.
Ngoài ra, lái xe vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 4 tháng.
PV
Phạm Huyền
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More