Theo Cục Thống kê Hải Phòng, 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,50%-12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,76%; khu vực dịch vụ tăng 8,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,77%.
Đáng chú ý, ngành thủy sản tiếp tục là điểm sáng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; giá trị tăng thêm ngành thủy sản tăng 1,82%.
Khu vực công nghiệp và xây dựng, sản xuất công nghiệp khởi sắc và cho thấy xu hướng phục hồi rõ nét. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (trong đó quý 1 tăng 11,95%; quý 2 tăng 14,21%), cao hơn mức tăng 11,13% của cùng kỳ năm 2023. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của kinh tế thành phố với tốc độ tăng 12,93%. Trong đó một số ngành công nghiệp trọng điểm đạt mức tăng trưởng cao như sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 20,87%; sản xuất xe có động cơ tăng 21,4 %; sản xuất thiết bị điện tăng 14,38 %; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 13,09%…
Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2024 tăng 8,54% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 6 cả nước.
Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 3,7%, khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 50,49%; khu vực dịch vụ chiếm 40,06%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,75%.
Một số chỉ tiêu kinh tế đạt khá là sản lượng hàng qua cảng ước đạt 77,5 triệu tấn, tăng 11,64% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 62.716,4 tỷ đồng, đạt 58,74% dự toán HĐND thành phố giao và bằng 138,99% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa đạt 30.761,3 tỷ đồng, bằng 68,36% dự toán HĐND thành phố giao và bằng 206,12% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 1,17 tỷ USD. Vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 90.530,5 tỷ đồng, tăng 10,28% so với cùng kỳ, trong đó, khu vực vốn nhà nước có mức tăng cao nhất, tăng 11,68%, chiếm cơ cấu 11,03%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 108.895,1 tỷ đồng, tăng 13,46% so với cùng kỳ năm trước, bằng 48,93% kế hoạch. Du lịch khởi sắc, 6 tháng đạt 4,27 triệu lượt khách, tăng 16,25% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng (CPI) tăng 3,34% so với cùng kỳ.
Lãnh đạo Cục Thống kê trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo về các vấn đề liên quan tới số liệu phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2024 về các yếu tố tác động tới chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng; biện pháp kiềm chế lạm phát; phân tích về tỷ trọng thu ngân sách nội địa; phát triển công nghiệp cũng như các vấn đề về giải ngân vốn đầu tư công; xuất khẩu; vai trò của khối FDI đối với nền kinh tế; chỉ số giá tiêu dùng; lao động, việc làm; xu hướng phát triển của các doanh nghiệp trong thời gian tới…
Nhân dịp này, Cục Thống kê giới thiệu, phổ biến Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 7/6/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP 7/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.
Hồng Thanh
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
Chiều 21/11, Cổng thông tin điện tử thành phố tổ chức đối thoại trực tuyến…
Thời gian gần đây, chuyên mục “Qua đường dây nóng” của Báo Hải Phòng nhận…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More