Trạm BTS là gì?
Trạm BTS (Base Transceiver Station) là trạm dùng để thu phát sóng di động, thường dùng trong ngành truyền thông các thiết bị di động mạng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ (hay còn gọi là ISP). Trạm BTS thường được đặt tại 1 vị trí nhất định dựa trên quy hoạch của ISP (mạng tổ ong) để tạo ra hiệu quả thu phát tốt hơn, khả năng phủ sóng rộng rãi hơn.
Cấu tạo trạm BTS
Cấu tạo của trạm BTS bao gồm:
Một trạm thu phát (TRX) để xử lý truyền và nhận tín hiệu, gửi/nhận tín hiệu tại các phần tử mạng cao hơn.
Một bộ tổng hợp kết hợp nguồn dữ liệu từ trạm thu phát để gửi thông tin thông qua ăng ten (mỗi trạm chỉ cần 1 ăng ten riêng) nên giảm thiểu được số lượng ăng ten cần cài đặt.
Một bộ song công dùng để tách bạch việc gửi và nhận tín hiệu từ ăng ten hoặc từ bên ngoài của trạm BTS.
Tại sao cần xây nhiều trạm BTS?
Hiện nay, Việt Nam có 6 nhà mạng cung cấp dịch vụ về thông tin di động mặt đất, sử dụng 2 hệ thống điện thoại di động phổ biến là: Công nghệ GSM (Vinaphone, Viettel, Gtel, Mobiphone, Vietnammobile) và CDMA (Sphone). 2 hệ thống này hiện đang phục vụ cho khoảng 151,2 triệu thuê bao và số lượng thuê bao lớn nhất tại các thành phố lớn. Chính vì thế, trạm BTS cần được xây dựng với mật độ cao để đảm bảo chất lượng dịch vụ, độ phủ sóng tốt nhất.
Quy trình xây trạm BTS phải thực hiện như thế nào?
Theo quy định của Thông tư số 12/2007/TTLT-BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 của Liên Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu phát sóng thông tin di động ở các đô thị thì muốn xây dựng một trạm BTS cần:
Xin ý kiến, chủ trương của UBND tỉnh nơi lắp đặt
Sau khi các cơ quan cho phép và có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp đó mới được quyền tiến hành lập hồ sơ cấp phép xây dựng trạm BTS theo quy định tại Điểm 1, Mục II Thông tư số 12/2007/TTLT-BXD-BTTTT.
Thẩm quyền cấp phép xây dựng sẽ được chủ tịch UBND cấp huyện, thành phố nơi xây dựng trạm BTS cấp phép.