Kinh tế

120 doanh nghiệp tham gia chương trình Kết nối doanh nghiệp 5 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ 9 được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, sáng 25-10, 5 tỉnh, thành phố phối hợp tổ chức chương trình “kết nối doanh nghiệp” với sự tham gia của 120 doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước các địa phương.

Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng của thành phố Hải Phòng.

Đây là hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, hợp tác, cùng phát triển hướng đến khai thác có hiệu quả về điều kiện, tiềm năng của mỗi địa phương.

Đại biểu tham quan gian hàng với nhiều sản phẩm đặc trưng của các thành phố.

Chương trình kết nối doanh nghiệp tập trung vào 3 nhóm vấn đề gồm: Giao thông- Logistics- Đầu tư- Nông nghiệp nông thôn; Thương mại-Tiền tệ-nghiệp vụ bảo hiểm; Du lịch-Giáo dục đào tạo-Văn hoá-Y tế thu hút đông đảo các doanh nghiệp tham gia.

Các đại biểu thảo luận sôi nổi về sức hút, cơ chế chính sách để bảo đảm kết nối, hợp tác, phát huy thế mạnh của 2 nước Việt Nam-Trung Quốc. Đối với các mặt hàng nông sản, tỉnh Vân Nam đề xuất Việt Nam tiếp tục mở rộng nhập khẩu mặt hàng khoai lang tím vì loại nông sản này chưa nằm trong 10 mặt hàng nông sản nhập  khẩu. Phía các doanh nghiệp Việt Nam đề xuất tỉnh Vân Nam cần cân nhắc trong việc mở cơ chế cho đóng gói bao bì, nhãn mác…; có cơ chế thoáng hơn để việc xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Vân Nam nhanh chóng, thuận lợi, tránh tình trạng hư hỏng hàng nông sản. Vấn đề được cả 2 bên cùng quan tâm là quy định chặt chẽ hơn trong công tác bảo hiểm, vì mức bảo hiểm 2 bên chưa tương đồng, cần có hợp tác quy định rõ hơn về mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm. Đồng thời, tỉnh Vân Nam có cơ chế chính sách ưu đãi riêng về xuất nhập khẩu hàng hoá với Việt Nam giống như tỉnh Quảng Tây đang áp dụng rất hiệu quả.

Quang cảnh hội nghị.

Trong công tác văn hoá, giáo dục và du lịch, các đại biểu của 5 tỉnh, thành phố thống nhất đề xuất về tăng cường hợp tác, giao lưu, trao đổi giữa các trường học của 5 địa phương tuyến hành lang. Trong đó, giai đoạn 2020-2025, tỉnh Vân Nam cấp cho các trường đại học 5-10 suất học bổng và hỗ trợ đào tạo phiên dịch tiếng Trung-Việt. Các bên tăng cường quản lý chặt chẽ về kiểm dịch, công khai thông tin bệnh truyền nhiễm và hỗ trợ mổ đục thuỷ tinh thể. Linh vực du lịch sẽ tập trung vào hỗ trợ về quản lý, tăng cường trao đổi, hỗ trợ doanh nghiệp, giới thiệu doanh nghiệp; thuận tiện cấp thị thực; quảng bá đi vào chiều sâu, nghiên cứu khai thác tour du lịch kiểu mẫu, thí điểm xe tự lái, mở rộng chương trình: 2 quốc gia 6 điểm đến…

Các đại biểu thảo luận tại tổ.

Với vai trò là tổ trưởng tổ thảo luận về vấn đề Giao thông- Logistics- Đầu tư- Nông nghiệp nông thôn, lãnh đạo Sở Giao thông -Vận tải Hải Phòng cùng đại diện các Sở, ngành của thành phố Hải Phòng và các tỉnh, thành phố làm rõ nhiều vấn đề về các cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: hỗ trợ xuất nhập khẩu các loại hoa quả tươi trong quá trình thông quan, kiểm dịch; làm rõ một số vấn đề cho phép xe tự lái, xe vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc vào Việt Nam; thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Lãnh đạo Sở Giao thông –Vận tải Hải Phòng điều hành tổ thảo luận.

Tại chương trình thảo luận, nhiều doanh nghiệp phía tỉnh Vân Nam  quan tâm đến sự thông thoáng về thủ tục Hải quan, kiểm dịch hàng hoá, được đại diện Cục Hải quan thành phố Hải Phòng giải thích và tư vấn về những điều kiện để xuất khẩu hàng hoá hoa quả tươi và thực phẩm vào Việt Nam, thành phố Hải Phòng để xuất khẩu ra thế giới. Theo các doanh nghiệp Trung Quốc, thành phố Hải Phòng được nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Vân Nam chú ý vì tiềm năng về cảng biển. Hải Phòng có tuyến đường sắt qua tỉnh Lào Cai sang Vân Nam với khoảng 600 km, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp ở Vân Nam mở rộng xuất khẩu hàng hoá sang nước thứ 3 thông qua cảng biển Hải Phòng…

Việc thảo luận gợi mở cho các doanh nghiệp tháo gỡ một số vướng mắc về lưu kho bãi, chi phí vận chuyển trong quá trình  xuất nhập khẩu hàng hoá qua hệ thống cảng biển Hải Phòng. Đồng thời mở ra chương trình hợp tác lâu dài giữa các doanh nghiệp logistics, xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp 2 nước.

Tin: Mai Lâm; ảnh: Trung Kiên

Nguồn. Báo Hải Phòng

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More