Kinh tế

100 nghìn tỉ đồng đang đổ về các ngân hàng

Nhờ lượng tín phiếu đáo hạn lớn, các ngân hàng trong 4 tuần gần đây đón nhận 94.000 tỉ đồng được bơm ra thị trường và đây là yếu tố khiến thanh khoản hệ thống tương đối dư thừa.

Nối tiếp tuần thứ 2 của tháng 5.2020, trong tuần qua trên thị trường mở có thêm 23.000 tỉ đồng tín phiếu đáo hạn và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng không thực hiện phát hành lượng tín phiếu mới.

Nhờ đó, lượng 23.000 tỉ đồng nói trên được bơm ròng trực tiếp vào thị trường và tiếp tục củng cố xu hướng hàng vạn tỉ đồng đang quay lại thị trường.

Gần 100 nghìn tỉ đồng được bơm trở lại thị trường trong 4 tuần gần đây. Ảnh: Hải Nguyễn.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), đây là tuần thứ 4 liên tiếp NHNN duy trì trạng thái bơm ròng trên thị trường mở với tổng lượng tín phiếu đáo hạn với khối lượng liên tiếp trong 4 tuần gần đây đã đạt mức 94.000 tỉ đồng.

BVSC nhìn nhận, đây là yếu tố quan trọng khiến thanh khoản thị trường tương đối dư thừa và qua đó khiến lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm sâu từ mức trên 2% xuống chỉ còn quanh 0,5-1%.

Cụ thể trong tuần qua, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Cụ thể, kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần có mức giảm lần lượt là 0,72%, 0,57% và 0,58%, đưa lãi suất các kỳ hạn này lần lượt xuống mức khá thấp 0,47%/năm, 0,72% và 0,9%/năm.

Trong tuần này, quy mô lượng tín phiếu đáo hạn sẽ giảm xuống còn 11.000 tỉ đồng và tổng lượng tín phiếu lưu hành cũng giảm xuống mức 38.000 tỉ đồng. Trong trường hợp NHNN không phát hành thêm tín phiếu, thị trường tuần này sẽ được bơm thêm 11.000 tỉ đồng.

Với định hướng giảm lãi suất của NHNN, chúng tôi cho rằng nhiều khả năng NHNN sẽ không phát hành thêm tín phiếu mới hoặc nếu có phát hành cũng chỉ với khối lượng nhỏ trong các tuần tới nhằm giúp thanh khoản hệ thống ở trạng thái dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại có thể thực hiện việc cắt giảm lãi suất” – BVSC đánh giá.

Thực tế NHNN bắt đầu quay trở lại bơm vốn ròng trên thị trường từ cuối tháng 4.2020 nhằm hỗ trợ thanh khoản trong bối cảnh đang có dấu hiệu căng thẳng. Ngay trong tuần cuối tháng 4, dấu hiệu căng thẳng thanh khoản thể hiện rõ nét khi lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh ở cả 3 kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần với mức tăng lần lượt là 0,70%, 0,58% và 0,47%.

Theo BVSC, thanh khoản bị tác động mạnh khi lượng tiền tiết kiệm của doanh nghiệp và cá nhân nhiều khả năng sẽ được rút ra để tiêu dùng, trả nợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm 2020, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm 4,84% so với cuối năm 2019.

Con số này tương đương khoảng 190.000 tỉ đồng bị rút khỏi các ngân hàng.

LAM DUY

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm hàng loạt, chủ động trước các…

04/05/2024

Lãnh đạo thành phố Đối thoại với thanh niên về vấn đề việc làm và định hướng nghề nghiệp

Sáng 4/5, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố…

04/05/2024

Xuất hiện tình trạng pha trộn, tẩm ướp chất gây nghiện trong thuốc lá điện tử

Trên thị trường xuất hiện tình trạng pha trộn, tẩm ướp các chất gây nghiện…

04/05/2024

621.000 lượt khách đổ về Hải Phòng dịp lễ, đông nhất là Cát Bà

Trong dịp lễ 30.4-1.5, lượng khách đến Hải Phòng tăng cao, công suất phòng tại…

03/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More